Loading Logo

Loading..

Trương Vĩnh Ký

Bài tổng hợp của Nguyễn Thái Sơn

Trương Vĩnh Ký xứng đáng được tôn vinh trong ngày nhà giáo Việt Nam và ngày vinh danh Báo chí Việt Nam 

 

Đối với dân Nam Kỳ trước 1954 họ không quan tâm Lê Quý Đôn là ai , họ không rành về Bà Trưng Bà Triệu hay một ông Chu Văn An nào đó mà ngày nay được luôn tôn vinh trong ngày nhà giáo Việt Nam 

Sau năm 1954 , nghĩa là sau khi dân Bắc kỳ 54 vào Nam mới đưa những tên tuổi của những vị danh nhơn ngoài "Bắc" ấy vào Nam theo.

 

Hồi Sài Gòn mới có trường Chu Văn An , Trưng Vương thì đa số con cháu Bắc Kỳ 54 theo học

Còn Nam Kỳ con thì học Petrus Ký 

 

Thuở đó dân Nam Kỳ chỉ biết tới cụ Đồ Chiểu mù dạy học cho trẻ nghèo nhưng yêu nước tha thiết 

Một ông Phan Thanh Giản tự vẫn vì tiết nghĩa 

Một tướng Võ Tánh, Ngô Tùng Châu tuẫn tiết vì nghĩa lớn 

Một Gia Long chịu nhiều sóng gió để hoàn thành sứ mệnh phục quốc và thống nhứt hai Đàng thành Việt Nam 

Một và Từ Dụ thái hậu giàu lòng vị tha và đáng kính .... 

 

Trong đó có Ông Trương Vĩnh Ký - người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19, là nhà bác học nhiều năm qua vẫn chưa được hậu sinh hiểu một cách tận tường.

Ông là người "thầy" đã nổ lực cống hiến hết đời mình cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ tiếng Việt

Cuộc đời của Pétrus Ký đã chứng minh triết lý sống này đặc biệt là sự cống hiến ông dành cho chữ Quốc ngữ và nền Quốc văn hiện tại.

 

Trong sách giáo khoa sử An Nam bằng tiếng Pháp xuất bản tại Sài Gòn năm 1875 ( Cours d'histoire annamite à l'usage des écoles de la Basse-Cochinchine, Impr. du Gouvernement, Saigon, 1875 ) trang 13 Pétrus Trương Vĩnh Ký đã nhận xét (được dịch) như sau: 

 

"Sĩ Nhiếp đã du nhập toàn bộ văn học Trung Hoa, cùng đạo lý Khổng Tử, ép buộc dân An Nam phải tiếp nhận làm văn hóa của mình, và cấm dân An Nam dùng thứ chữ viết phiên âm đặc biệt riêng của người An-nam. 

Vì biện pháp nghiệt ngã ấy mà người An-nam đã hoàn toàn mất đi thứ chữ viết riêng của mình". 

 

Từ đó ông ra sức phổ biến chữ Quốc ngữ để cạnh tranh và loại bỏ ảnh hưởng tiếng Hán và cả tiếng Pháp, để giữ gìn văn hóa, phong tục và một loại chữ viết gì đó riêng cho Việt Nam.

 

Pétrus Ký cũng được coi là  ông tổ báo chí Việt ngữ

Năm 1864, Pétrus Ký được cử là Hiệu trưởng trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) và theo lời đề nghị của ông người Pháp cho lập tờ Gia Định báo bằng tiếng Việt. 

 

Để phân biệt với tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Nôm, Pétrus Ký gọi cách viết tiếng Việt theo kiểu La Tinh là chữ Quốc ngữ còn văn học thì được gọi là Quốc văn.

Gia Định báo phát hành số đầu tiên ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn dưới hình thức một tờ Công Báo do ông Ernest Potteaux làm chánh tổng tài (chủ nhiệm hay tổng biên tập) và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

Ngày 16/9/1869, thống đốc Nam Kỳ G. Ohier ký quyết định số 189 giao tờ Gia Định Báo cho ông Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. 

 

Gia Định Báo gồm các văn kiện và quyết định của nhà cầm quyền bằng tiếng Pháp do Nha nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ. Và những bài viết tiếng Việt về thời sự, về lịch sử, về luân lý dân gian giúp truyền bá chữ Quốc ngữ.

 

Trên Gia Định Báo và nhiều tài liệu khác ông lấy bút hiệu là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký. 

 

Trong số 11 ra ngày 8/4/1870 ông kêu gọi cộng tác viên như sau:

 

"Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập... đặng hay: Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn ở một chỗ nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong sáu tỉnh mà làm cho thiên hạ coi; nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay là nửa tháng hãy viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở như: ăn trộm, ăn cướp, bệnh hoạn, tai nạn, rủi ro, hùm tha, sấu bắt, cháy chợ, cháy nhà, mùa màng thể nào, tại sở nghề nào thạnh hơn...".

 

Đa số các bài trên Gia Định Báo đều bằng văn xuôi, ngắn gọn, đơn giản, theo cách nói của người miền Nam, và đàng hoàng theo lễ giáo Nam kỳ xưa.

 

Ông giữ vai trò chánh tổng tài đến năm 1872 thì giao lại cho ông Ernest Potteaux không rõ vì lý do gì.

 

Như vậy, Trương Vĩnh Ký chính là chủ nhiệm báo Việt ngữ đầu tiên và theo cách ông hướng dẫn làm báo thì ai cũng có thể làm báo, không khác gì cách làm báo mạng ngày nay. 

 

Năm 1888, Trương Vĩnh Ký cho xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, tạp chí văn học sưu tập nhiều văn thơ, câu đối, câu hò, câu hát dân gian, nhằm cổ vũ phong tục cổ truyền, phổ biến văn hóa dân tộc, có cả thơ văn chống Pháp và lịch sử Việt Nam.

Thông Loại Khóa Trình cho thấy tinh thần yêu nước của Petrus ký với nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử như Lê Văn Duyệt, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản...

Thông Loại Khóa Trình còn phổ biến thơ chống Pháp của Bùi Hữu Nghĩa, bài vè như vè Khâm sai và cả hịch chống Pháp của Nguyễn Tri Phương.

Cộng tác với Thông Loại Khóa Trình có các ông Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Trần Chánh Chiếu, Lương Khắc Ninh, và nhiều người yêu nước khác.

 

Những người đọc báo biết chữ quốc ngữ khi ấy đều là công chức Pháp hay học sinh trường Pháp nên nhà cầm quyền Pháp tìm cách tẩy chay, báo không bán được.

Thiếu vốn, Thông Loại Khóa Trình chỉ ra được 18 số đến tháng 10/1889 thì đóng cửa. 

Trong số này Trương Vĩnh Ký cho biết: 

"Nay vì bởi không có vốn cho đủ in luôn Thông Loại Khóa Trình nữa nên ta cực chẳng đã, phải đình in."

Petrus Trương Vĩnh Ký, "ông tổ nghề báo" Việt Nam qua đời 1/9/1889 trong nghèo khó...

 

Ngay từ năm 1866 Trương Vĩnh Ký đã cho in ấn phẩm văn xuôi đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ là cuốn Chuyện Đời Xưa . 

Từ đó ông không ngừng viết và để lại một di sản văn học với ít nhất 119 tác phẩm cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp.

Đây là các công trình soạn thảo một cách cẩn thận và khoa học nhưng dễ hiểu, dễ quảng bá, bao trùm mọi thể loại từ ngôn ngữ, tự điển, sách giáo khoa lịch sử, địa lý, pháp luật, dân tộc học, kinh tế, chính trị, sinh học và văn học.

Kho tàng văn học này là căn bản định hình cho một nền Quốc văn với chủ trương gìn giữ đạo lý văn hóa dân tộc nhưng học hỏi văn minh Tây Phương để cải cách đất nước, mở mang dân trí giúp nước nhà độc lập và giàu mạnh.

 

Để truyền bá chữ Quốc ngữ và tư tưởng canh tân, Trương Vĩnh Ký còn chọn việc dạy tiếng Việt và đào tạo hằng ngàn thanh niên theo tân học tạo nền tảng cho Phong trào Duy Tân và Đông Du sau này.

 

Ảnh hưởng triết lý và tư tưởng của Trương Vĩnh Ký đến nền văn hóa và giáo dục Việt Nam Cộng Hòa sau này là lấy nhơn bản, dân tộc và khai phóng làm căn bổn.

 

Ảnh: phục hồi màu


Comments