Khi ví Pi trở thành căn cước số toàn cầu
+Thế giới đang bước vào một giai đoạn mới của định danh, nơi căn cước không chỉ là một mảnh giấy, không phải là số CMND hay hộ chiếu, mà là một ví điện tử. Nhưng không phải ví nào cũng đủ điều kiện trở thành “chứng minh nhân dân” của thời đại số. Nó phải là ví được xây trên một nền tảng đủ phi tập trung để không ai sở hữu toàn bộ, đủ phổ quát để ai cũng dùng được, và đủ thông minh để bảo mật danh tính mà không phơi bày dữ liệu. Hiện nay, chỉ có rất ít dự án hội đủ các tiêu chí đó. Và Pi đang nổi lên như một trong những ứng cử viên hàng đầu.
🛑Danh tính trên ví là tất yếu
+Pi không chỉ là blockchain. Nó là hệ điều hành web3, nơi mỗi người dùng là một node, mỗi ví là một địa chỉ định danh, mỗi lần đăng nhập là một sự xác thực phi tập trung. Nhưng khác với hàng ngàn blockchain khác vốn chỉ dừng lại ở giao dịch hoặc hợp đồng thông minh Pi xây dựng toàn bộ hệ sinh thái căn cước số gắn liền với ví.
+Từ khi Internet trở thành không gian sống song song, danh tính của mỗi người ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng cũng từ đó, danh tính bị xé lẻ. Một người có thể có 5 tài khoản Gmail, 3 Facebook, 2 Apple ID và không cái nào xác định “anh là ai” trong thế giới thực. Kẻ mạnh là kẻ sở hữu dữ liệu danh tính. Google biết ta đang tìm gì. Facebook biết ta thích ai. Apple biết ta đi đâu.
+Chính sự thiếu thống nhất này đã khiến việc bảo vệ quyền riêng tư trở thành một cuộc chiến không cân sức. Tại sao một người dân ở Ghana không thể mở tài khoản ngân hàng chỉ vì không có địa chỉ cố định? Tại sao một bà mẹ ở nông thôn Việt Nam không thể ký hợp đồng điện tử chỉ vì không có chứng thư số? Không phải vì họ không tồn tại, mà vì hệ thống cũ không công nhận sự tồn tại ấy một cách công bằng.
+Ví Pi gắn với định danh KYC phân tán, xác minh qua cộng đồng và công nghệ ZKP đã mở ra một cách nhìn khác, danh tính không cần xác nhận bởi một chính phủ, mà bởi mạng lưới toàn cầu đáng tin cậy. Một khi ví Pi được sử dụng để nhận lương, vay vốn, ký hợp đồng, lên sàn thương mại, thì nó không còn là ví mà là hộ chiếu số.
🛑Khi ví là “người gác cổng” của Web3
+Web2 trao quyền kiểm soát danh tính cho các tập đoàn, bạn đăng nhập Facebook bằng tài khoản Google, bạn dùng Amazon bằng email Gmail.
+Nhưng Web3 muốn làm điều ngược lại, mỗi người giữ khóa truy cập của riêng mình, không ai thu thập được dữ liệu của bạn nếu bạn không muốn. Và ở đó, ví trở thành cửa ngõ không chỉ để thanh toán, mà để chứng minh bạn là bạn.
+Vấn đề là ví của ai? Của Google? Của một ngân hàng? Của nhà nước?. Nếu vậy, đó vẫn là tập trung. Đó vẫn là một hình thức “ủy quyền dữ liệu”.
+Pi khác. Ví Pi không cần người dùng mua token để có. Không cần viết code để truy cập. Không cần hiểu blockchain để dùng. Nó là một ví toàn dân, toàn cầu, miễn phí, dễ dùng, xác minh danh tính bởi người thật và công nghệ phân tán thật.
+Ngày mà ví Pi được dùng để đăng nhập vào hệ thống ngân hàng, để mở tài khoản học sinh, để đăng ký tiêm chủng hay khai báo y tế ngày đó web3 không còn là lý thuyết, mà là hạ tầng nhân thân toàn cầu.
+Căn cước số không chỉ là công nghệ. Nó là chính trị. Bởi người nắm dữ liệu căn cước là người nắm quyền kiểm soát xã hội.
+Thế giới đang chia làm hai hướng, một bên là nhà nước muốn độc quyền danh tính (bằng CCCD, sinh trắc học), bên kia là Big Tech muốn biến danh tính thành hàng hóa (bằng tài khoản, tương tác, cookie). Người dùng mắc kẹt ở giữa, không kiểm soát được cả hai.
+Ví Pi là một mô hình thứ ba. Nó không thu thập dữ liệu để bán. Nó không độc quyền xác minh danh tính. Nó trao quyền xác thực về tay cộng đồng với công nghệ Zero Knowledge Proof (ZKP), phân quyền xác minh KYC và hệ thống node phi tập trung.
+Một ví như thế khi lan tới hàng chục triệu người không chỉ là công cụ. Nó là một cuộc nổi dậy trật tự nơi con người giành lại chủ quyền dữ liệu và danh tính.
🛑Vượt qua “vùng cấm” từ ví sang quốc tịch số
+Một ví đủ mạnh có thể trở thành căn cước. Nhưng nếu ví ấy được công nhận bởi nhiều quốc gia, nhiều nền tảng, nhiều tổ chức quốc tế thì nó sẽ trở thành quốc tịch số.
+Tưởng tượng một ngày, bạn không cần hộ chiếu để đi nước ngoài, chỉ cần ví Pi. Bạn không cần đăng ký cư trú ở đâu, chỉ cần trình ví. Bạn không cần ngân hàng bảo lãnh, chỉ cần danh tiếng trên mạng Pi và các giao dịch lịch sử của mình.
+Khi ví trở thành nơi chứa cả danh tính, tài sản, tín nhiệm và lịch sử hành vi thì đó không còn là ví. Đó là “chính bạn” tồn tại giữa thế giới số.
+Pi đi tới đó, thì chúng ta đang chứng kiến sự khai sinh của một quốc gia không biên giới, không thủ đô, không chính phủ, nhưng có công dân toàn cầu mỗi người giữ một ví trong tay tại 230 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Cu Làng Cát
