LƯU Ý KHI LÀM KYC CHO PI NETWORK:
KYC (Know Your Customer) trong Pi Network là quy trình xác minh danh tính người dùng, đảm bảo rằng mỗi thành viên trong hệ sinh thái Pi là một cá nhân thực sự. Điều này giúp ngăn chặn gian lận và việc một người tạo nhiều tài khoản để tích lũy Pi không công bằng.
Gần đây nhiều bạn than thở trên mạng là làm KYC đã nhiều tháng, nhiều năm vẫn chưa được duyệt. Mình nghĩ các bạn này đều vướng lỗi trong quá trình làm nên mới vậy.
Để giúp mọi người làm KYC được nhanh, mình đưa ra đây kinh nghiệm làm KYC chuẩn chỉ như sau:
1) Phải hoàn thiện thật đầy đủ hồ sơ khai báo trong Pi Network gồm:
- Xác minh số điện thoại;
- Xác minh email;
- Xác mình Facebook;
- Thiết lập xong vòng tròn bảo mật với tối thiểu 5 người đã KYC;
- Kiểm tra lại tên, tuổi phải đúng, khớp với căn cước công dân...
Lưu ý:
Kể từ khi cài đặt khai thác Pi, bạn được phép sửa lại họ, tên, số điện thoại trong vòng 14 ngày. Sau 14 ngày thì không sửa được nữa.
Bạn nào sai ngay từ bước này thì hầu như không thể KYC được.
Sau khi cài đặt khai thác Pi thì sau 3 phiên khai thác bạn mới thiết lập được vòng tròn bảo mật.
Sau 30 phiên khai thác bạn mới có thể yêu cầu hoặc được mời tiến hành KYC.
2/ Sau khi các bước nêu trên đã hoàn thành thì mới tiến hành làm KYC:
Trước khi làm KYC cần chuẩn bị thật tốt mọi thứ:
- Máy điện thoại khai thác Pi phải là máy có cấu hình khá không quá yếu, có khả năng chụp ảnh tốt;
- Chọn nơi sáng sủa, có ánh sáng tốt, yên tĩnh, không đông người và quan trọng là không để người khác lọt vào ống kính máy ảnh khi đang chụp ảnh hoặc xác minh thực thể sống;
- Khi khai báo phải thật chuẩn, nội dung phải giống, khớp với căn cước công dân...(tốt nhất là giống y sì như căn cước công dân);
- Khi làm KYC, tốt nhất cần thêm một người hỗ trợ để cầm máy chụp ảnh để đạt được khung hình tốt nhất, đặc biệt là khi xác minh thực thể sống.
Hãy quan tâm và làm thật nghiêm túc thì việc KYC chắc chắn sẽ nhanh chóng được duyệt.
Với trình tự nêu trên mình làm cho bao nhiêu người chỉ vài ngày, hoặc lâu lắm là vài tuần là xong. Chưa có trường hợp nào vướng cả.
Xem thêm:
#pi_fbcaoson
