Loading Logo

加载中..

Bò làm mệt, than với chó: “Tao mệt quá!”
Chó gặp mèo: “Bò than mệt, chắc bị bắt làm quá sức.”
Mèo gặp dê: “Bò nói muốn nghỉ một ngày vì bị vắt kiệt.”
Dê gặp gà: “Bò muốn nghỉ làm, chắc bị chủ bóc lột.”
Gà gặp heo: “Nghe nói bò muốn bỏ việc, đổi chủ.”
Heo méc bà chủ: “Bò định phản chủ.”
Bà chủ méc ông chủ: “Bò muốn tạo phản.”
Ông chủ: “Thịt nó.”

Bò… mất m.ạng.
Chỉ vì một câu than mệt – và nói sai người.

Câu chuyện này không chỉ là về con bò.
Mà là về bất kỳ ai trong chúng ta, những người từng yếu lòng một lần, từng lỡ lời sai chỗ, từng bị hiểu sai và… không có cơ hội được giải thích.

Chúng ta sống trong một xã hội nơi lời nói được truyền qua miệng người khác sẽ không còn là lời của mình nữa.
Câu “tôi mệt” – qua tay người khác có thể biến thành “tôi muốn nghỉ việc”, “tôi đòi quyền”, hay tệ hơn… “tôi đang phản bội”.

Nhưng cũng không thể trách hoàn toàn những người đã tam sao thất bản. Vì đôi khi, sự hồ đồ và phản ứng thiếu tỉnh táo mới là thứ ra tay kết liễu.
Cái c.hế.t của bò không đến từ câu nói, mà đến từ sự tin vội ,hành động vội và không chịu hiểu nhau.

Tôi từng đọc một câu trong cuốn Làm Chủ Cảm Xúc (Thibaut Meurisse), khiến tôi nhớ mãi:
“Cảm xúc không phải là sự thật. Nó chỉ là phản ứng tức thời. Nhưng nếu bạn tin vào nó quá sớm, bạn sẽ sống sai cả đời.”

Bao lần bạn giận quá mất khôn?
Bao lần bạn tưởng mình bị phản bội chỉ vì một lời đồn?
Bao lần bạn gán tội cho ai đó, rồi khi hiểu ra… thì đã muộn?

Vậy nên, bài học từ con bò, tưởng chừng nhỏ mà không hề nhỏ:
• Đừng vội tin hết những gì mình nghe.
• Đừng nói những điều thật lòng sai người.
• Và quan trọng nhất: Đừng để cảm xúc tạm thời dẫn lối cho hành động cả đời.

Bởi vì, có những điều… đã nói ra sẽ thành cái cớ để người ta kết tội mình mãi mãi.

image