Loading Logo

بارگذاری..

2 w ·ترجمه کردن

Mấy ngày nay đang nổi rần rần video cha của một nữ sinh 14 tuổi bị t ử v ong do TNGT, đã dùng súng để trả thù cho con gái mình rồi sau đó đã 44 và cộng đồng lại dấy lên câu cảm khái quen thuộc về hai từ "Công Lý".

Xin chia sẻ lại 1 bài bài viết đã cũ:

Công lý có thể đến trễ... Nhưng tuyệt đối sẽ không vắng mặt!.

Luật pháp sinh ra là để hướng đến một xã hội lý tưởng; nơi cái ác sẽ bị trừng trị, công lý được thực thi, sự công bằng được duy trì... Và tất nhiên, sự thật, lẽ phải cũng rất cần được bảo vệ và cổ vũ.

Nhưng một khi Pháp luật chưa hoàn thiện, thậm chí trở thành thứ công cụ để thao túng và bao che cho cái ác thì sẽ thế nào?

Bách tính Trung Hoa muôn đời đều nuôi dưỡng ba giấc mơ lớn: Minh quân - Thanh quan - & Hiệp khách. Nếu giấc mộng minh quân là xa vời, giấc mộng thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì quần chúng chỉ còn biết mơ, mơ một giấc mơ hiệp khách.

Nói về chữ "Hiệp", theo chiết tự chữ hán; một thứ chữ tượng hình thì Hiệp: 俠 gồm bộ nhân; bên phải có chữ Giáp, gồm chữ Đại với hai người bé hơn bám vào. Ý rằng, Hiệp là che chở, bảo vệ cho kẻ yếu.

Lấy máu rửa máu, lấy bạo lực để đấu với bạo lực, từ trước tới nay đều là sự lựa chọn bất đắc dĩ. Nhưng một khi luật pháp đã bại hoại, thì xã hội sẽ cần những kẻ tử vì đạo thề ch ết đấu tranh.

Và MƯU SÁT hay SỰ TRẢ THÙ HOÀN HẢO... của TỬ KIM TRẦN chính là những mảng màu văn học đầy hiện thực cho giấc mộng hiệp khách ấy.

Là tác giả của hàng loạt tác phẩm truyện trinh thám đã gây được tiếng vang, với ngôn ngữ miêu tả hiện thực xã hội nhẹ nhàng nhưng sắc lẹm, logic câu truyện mạch lạc đầy hấp dẫn. Tử Kim Trần đã xây dựng nên những nhân vật tội phạm sở hữu IQ cực cao, có khả năng lên kế hoạch "trừ gian diệt bạo" đầy tinh vi và kín kẽ. Đến độ, dễ dàng khiến cơ quan điều tra bị lạc hướng, bị bị thao túng và bị dắt mũi như những con rối tội nghiệp.

Với trình độ phản trinh sát đáng kinh ngạc, năng lực tạo dựng bằng chứng giả xuất sắc, nên hung thủ dù có lộ diện ngay từ ban đầu thì cũng chẳng làm mất đi mảy may sự lôi cuốn của tác phẩm.

Với tuyên bố đầy bá đạo tại hiện trường gây án kiểu: "GIẾ T ĐỦ 15 GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC KHÔNG ĐỦ TRƯỞNG PHÒNG BÙ".

Hay thách thức cả hệ thống công quyền khi đánh bom trụ sở công an bằng bom tự chế, ám sát gia đình các quan chức tha hóa theo những cách khác nhau...
Sự răn đe từ sát thủ giấu mặt như thanh gươm của Damocles luôn treo lơ lửng trên đầu đám quan tham.

Cái cách mà một hệ thống pháp luật vận hành sẽ nói lên thể chế đó là cái gì. Và ở một thể chế lầm lạc, với thứ trình tự tư pháp què cụt đầy quái đản có thể biến mọi công dân của nó thành những nạn nhân, tù nhân dự khuyết.

Hệ quả khi luật pháp không thể bảo vệ được niềm tin về sự bình đẳng pháp lý cho số đông. Không thể là công cụ điều chỉnh hành vi hữu hiệu cho cộng đồng. Thì công lý sẽ được thực thi bằng những gương mặt rất khác.

Đó có thể là một dạng gương mặt gớm ghiếc, với đầy những vết sẹo chằng chịt của anh Chí, đi kèm thứ tuyên ngôn đã thuộc hàng kinh điển: “Tao muốn làm người lương thiện... Không được! Ai cho tao lương thiện?"

Vậy thì những nhân vật của Tử Kim Trần, hoặc những "gương mặt người " luôn nuôi dưỡng trong mình một giấc mơ hiệp khách cũng có thể đứng lên mà tuyên bố hùng hồn rằng: "Tin vào chính nghĩa thôi chưa đủ, cần thực thi nó nữa!".

Nhưng (vâng lại là nhưng) khi người ta cho mình là công lý, tự cho bản thân cái quyền định đoạt sinh mạng của kẻ khác thì liệu, có làm cho cán cân công lý vốn đã dễ thiên lệch có được sự cân bằng?

Thế giới này vốn không ít lần bị biến thành địa ngục, chỉ bởi những kẻ hoang tưởng muốn biến nó thành "thiên đường".

Bởi mọi thứ quyền lực không được kiểm soát thì sớm muộn gì cũng sẽ gây ra tai họa. Dẫu đó có là thứ quyền lực bọc đường lấy lẽ phải làm công cụ nhân danh...

Đó cũng là lý do để đến sau cùng, những Kira trong Death Note (cuốn sổ sinh tử*), Trần Tiến trong "Sự trả thù hoàn hảo", Lạc Vấn trong "Tội lỗi không chứng cứ" đã phải chế t, để cán cân công lý có được sự vẹn toàn.

image