Loading Logo

Carregando..

💰 KYC của Pi Network không hẳn là chậm, mà là chiến lược từ PICORETEAM

• Trong thời gian gần đây, nhiều Pioneers bày tỏ sự sốt ruột khi chưa được KYC, thậm chí còn cho rằng Pi Network đang “cố tình trì hoãn” hoặc “kìm hãm tốc độ phát triển”. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan và chiến lược, chúng ta sẽ thấy: KYC không hề chậm, nó đang được triển khai một cách có chủ đích và cực kỳ bài bản.

1. KYC chậm, nguyên nhân chủ yếu đến từ phía người dùng

☆ Hàng triệu người trên toàn cầu đang chờ đợi được KYC, nhưng phần lớn những hồ sơ bị treo không phải vì hệ thống yếu, mà do:

- Giấy tờ tùy thân không hợp lệ (CMND cũ, hết hạn, ảnh mờ, scan lỗi…)
- Thông tin cá nhân không khớp (tên đăng ký sai, dùng biệt danh, không trùng với giấy tờ)
- Gửi đơn sai cách hoặc không làm theo hướng dẫn trên Pi Browser

-> Điều này khiến hệ thống phải tốn thời gian xác minh thủ công hoặc từ chối hồ sơ, gây nên tình trạng “chậm được duyệt”. Đây không phải lỗi từ phía Pi Core Team.

2. KYC là công cụ kiểm soát dòng lưu thông Pi

• Chỉ khi được KYC, bạn mới có quyền chuyển Pi sang ví Mainnet và sử dụng trong hệ sinh thái. Điều này đồng nghĩa: KYC là “cửa ngõ” để Pi bước ra thị trường.
• Nếu Core Team mở KYC ồ ạt, hàng triệu người sẽ cùng lúc nạp Pi lên sàn và bán, trong khi hệ sinh thái chưa đủ mạnh để hấp thụ. Hậu quả là gì? Giá Pi sẽ bị “xả” và rơi tự do, kéo theo niềm tin và cả dự án sẽ chịu tác động xấu.
• Bởi vậy, KYC được “mở nhỏ giọt”, ưu tiên theo cụm khu vực, theo đợt sự kiện hoặc khi có thêm DApp lớn ra mắt. Đây là cách giữ tốc độ lưu thông Pi đi sau tốc độ mở rộng hệ sinh thái, nhằm đảm bảo cân bằng cung cầu.

3. KYC gắn liền với sự kiện lớn để tạo lực hỗ trợ giá.

Hãy để ý: mỗi lần Pi mở rộng KYC hàng loạt đều trùng với một mốc quan trọng như:

- Chuẩn bị Open Mainnet
- Ra mắt hệ sinh thái Pi Ad Network
- Hợp tác với các đối tác thương mại
- Gần đây nhất là kỳ vọng niêm yết trên sàn lớn( Coinbase, Binance,...)

-> Mỗi lần “bơm máu” cho thị trường (thông qua KYC) đều được Core Team tính toán kỹ để không làm thị trường hụt hơi. Lúc đó, dòng Pi mới đưa ra thị trường sẽ được hấp thụ bởi nhu cầu thực, chứ không đơn thuần là đầu cơ.

4. Nếu hệ sinh thái chưa đủ, Pi được “giữ lại” để tránh hủy hoại giá trị( đây cũng là lý do dẫn tới luận điểm: PCT không rõ ràng, minh bạch)

• Một trong những lý do khiến Pi chưa mở KYC toàn cầu là: Core Team cần đảm bảo rằng lượng Pi lưu thông ra ngoài phải có “đất sống”, nghĩa là phải có các DApp sử dụng thực tế: mua bán hàng hóa, quảng cáo, đặt dịch vụ, tham gia nền tảng giáo dục, giải trí, việc làm.
• Nếu chưa có những nền tảng ấy, lượng Pi bị bung ra ồ ạt sẽ chỉ dẫn đến một kết cục: giảm giá thảm hại, mất kiểm soát và xung đột cộng đồng.
-------------

🌉 Tổng kết: KYC không phải là rào cản, mà là bộ lọc chiến lược

☆ Thay vì xem KYC là “nút thắt cổ chai”, hãy xem đó là cánh cổng thông minh. Nó giúp:

- Bảo vệ hệ sinh thái khỏi tài khoản ảo, bot
- Kiểm soát tốc độ phát hành Pi ra thị trường
- Hỗ trợ giá Pi bằng cách phối hợp thời điểm hợp lý
- Bảo vệ lợi ích của người dùng chân chính

☆ Thành công của Pi Network không nằm ở việc "ai nhanh tay hơn", mà là ở chỗ "ai đủ kiên nhẫn và hiểu chiến lược tổng thể".

• Đối với tôi KYC Pi là con A chủ lực của dự án, nó là cầu nối để mở ra cánh cửa Web3, kết nối AI, Blockchain, đưa con người thật tiếp cận công nghệ và trải nghiệm thực bằng tiền điện tử Pi.

From: Từ Quốc Việt

image