Loading Logo

Bezig met laden..

Pi Browser: Cửa ngõ của một thế giới khác

+Khi Pi Network ra đời năm 2019, nhiều người nhìn nó như một thí nghiệm xã hội. Một nhóm tiến sĩ Stanford, một vài dòng code, một ứng dụng có thể “đào” coin trên điện thoại dễ bị xem là trò chơi hơn là một hạ tầng nghiêm túc.

+Nhưng 6 năm sau, thứ đang vận hành không còn là một dự án nữa, mà là một hệ sinh thái. Và hệ sinh thái, như mọi cuộc cách mạng công nghệ từng xảy ra, luôn âm thầm định hình lại thế giới từ bên dưới tầng ý thức số đông.

+Pi Browser, một thành phần từng bị xem là "tiện ích phụ" giờ đã trở thành trung tâm điều phối cho cả một không gian kỹ thuật số. Một trình duyệt phi tập trung, nơi người dùng có thể truy cập Facebook, X (Twitter), TikTok, Telegram, Zalo, Instagram, Snapchat, Viber… mà không cần cài đặt thêm bất cứ ứng dụng nào. Họ cũng có thể mua sắm trên Amazon, Shopee, Lazada hay đọc sách qua Kindle, tất cả trong một môi trường web3 không trung gian, không lưu vết, không phụ thuộc hệ điều hành.

+Ở một mặt phẳng khác, điều đó đồng nghĩa với việc người dùng đã giành lại quyền truy cập internet từ tay các tập đoàn công nghệ.

+Với người quen sống trong vũ trụ Google hay Apple, nơi mỗi cú chạm đều để lại dấu vết, nơi mỗi app là một cánh cổng đóng kín, thì Pi Browser là một kiểu đi đường vòng nơi người dùng không cần “xin phép” để sử dụng thế giới số. Trình duyệt trở thành hệ điều hành. Và internet vốn từng là không gian tự do nay có cơ hội trở về đúng bản chất phi tập trung ban đầu của nó.

+Web2, danh tính số đã trở thành hàng hóa, nơi từng cú lướt web bị theo dõi, từng dòng chữ bị phân tích bởi thuật toán quảng cáo, thì Pi Browser không chỉ là công cụ nó là một tuyên bố về chủ quyền dữ liệu. Vì thế, điều mà Pi đang làm không hề nhỏ.

+Đa số các blockchain hiện nay đều bận rộn với việc mở rộng mạng lưới, tăng tốc giao dịch, tích hợp thanh toán, hoặc phát triển NFT. Họ có thể tạo ra token, đưa lên sàn, làm ví điện tử. Nhưng rất ít nền tảng đi đến mức tái thiết lại toàn bộ trải nghiệm internet từ đầu, theo tinh thần web3 và để người bình thường, người không biết code, người bán hàng rong, bác sĩ, giáo viên, đều có thể dùng.

+Với Pi, web3 không còn là một “nơi đến” nó là một “nơi ở”. Không có lời quảng cáo nào sấm sét. Không một cú ICO triệu đô nào. Nhưng chính vì vậy, Pi đang đi trên con đường rất khác chậm, chắc, thực dụng, và dựa vào cộng đồng hơn là vốn hóa.

+Nhiều người từng nghi ngờ Pi trước đây vì “chưa lên sàn”, “không có giá”, “không biết làm gì”. Nhưng thứ mà Pi định giá không phải là token, mà là niềm tin và hạ tầng cộng đồng. Và đó là lý do mà sau 6 năm, dù chưa mở hoàn toàn Mainnet, Pi vẫn có hơn 100 triệu người giữ ứng dụng. Trong khi nhiều dự án blockchain từng đình đám đã tan biến chỉ sau một chu kỳ pump/dump.

+Pi Browser chính là một lát cắt rõ ràng nhất để thấy điều đó, một sản phẩm được thiết kế không phải để bán, mà để dùng được toàn cầu với 150 ngôn ngữ.

+Và khi bạn mở Pi Browser hôm nay, đăng nhập vào Facebook mà không cần app, đặt hàng Shopee mà không cần tài khoản, nhắn tin Telegram ngay trong một môi trường không lưu trữ cục bộ thì có thể bạn không thấy điều gì lớn lao. Nhưng đó chính là cách mà lịch sử công nghệ luôn tiến lên lặng lẽ, từ tiện ích nhỏ, rồi làm thay đổi cấu trúc lớn.

+Nếu một ngày, App Store không còn là cửa ngõ duy nhất để vào thế giới số, nếu Google không còn giữ toàn bộ quyền tìm kiếm, và nếu bạn có thể “sống” trọn vẹn trong một môi trường web3 phi tập trung mà vẫn thấy mọi thứ quen thuộc thì có thể bạn đã rời khỏi kỷ nguyên web2 mà không nhận ra.

+Và ở ngoài đó nơi trình duyệt là ví, là cổng thanh toán, là mạng xã hội, là nơi lưu trữ dữ liệu thì Pi đã ở đó trước. Như một người đi sớm.

image