Khi AI biết bịa chỉ có blockchain mới buộc được nó nói thật
+Luật sư bị phạt, thợ ảnh bị “lừa”, bài báo viết sai, tất cả đều từ một nguyên nhân, AI bịa chuyện mà người dùng không kiểm chứng. Khi trí tuệ nhân tạo nói hay hơn nghĩ, nhưng không phân biệt thật giả, thì cái giá của sự cả tin là rất lớn. Chỉ có blockchain, với cơ chế dữ liệu minh bạch và bất biến, mới đủ khả năng buộc AI phải nói thật.
+Một luật sư ở bang Utah (Mỹ), ông Richard Bednar, vừa bị Tòa phúc thẩm khiển trách và buộc quyên góp 1.000 USD cho tổ chức pháp lý phi lợi nhuận. Nguyên nhân là ông đã sử dụng ChatGPT để viện dẫn một vụ án không hề tồn tại trong hồ sơ tư pháp. Câu chuyện lập tức gợi lại vụ việc năm 2023, khi hai luật sư tại New York bị phạt 5.000 USD vì nộp bản bào chữa có dẫn các tiền lệ pháp lý do... ChatGPT tưởng tượng ra.
+Không chỉ giới luật sư, một thợ ảnh ở Quảng Bình cũng từng bị chính AI "lừa" trong một buổi thuyết trình do nhờ nó viết giúp, hàng loạt sự kiện được AI nêu ra đều là không có thật.
+Gần đây hơn, một bài viết trên một tờ báo lớn của Việt Nam, Dân Trí đã áp dụng AI để viết bài phân tích về tiền kỹ thuật số. Nhưng thay vì cung cấp góc nhìn mới, AI lại dựa trên định kiến cũ kỹ về Pi Network và web3, gợi lại những luận điểm vốn đã lỗi thời, thiếu hiểu biết về nền tảng phi tập trung và quan trọng hơn, nó khiến độc giả bị dẫn dắt lệch khỏi những tiến bộ đang xảy ra trong thực tế.
+AI không phải là kẻ xấu. Nhưng nó không hiểu đúng sai. Nó chỉ giỏi đoán những gì có khả năng cao xuất hiện tiếp theo trong chuỗi văn bản. Khả năng ấy khiến nó trở thành nhanh tóm tắt, một người kể chuyện luyến láo nhưng lại là một luật sư, một thợ ảnh, một nhà khoa học rất... bất cẩn nếu thiếu người giám sát.
+Tất cả những ví dụ trên đều dẫn về một câu hỏi quan trọng của thời kỳ khi AI ngày càng giỏi nói, ai sẽ đảm bảo rằng nó nói đúng?.
+Không ai phản đối AI. Nhưng người ta bắt đầu lo ngại về thứ có thể gọi là “cơn say ngôn ngữ” mà AI mang lại đặc biệt là từ các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Chúng viết trơn tru đến mức đánh lừa cả những người từng được đào tạo để nghi ngờ.
+Thử tưởng tượng bạn là một sinh viên, nhờ ChatGPT viết giúp bài tiểu luận về lịch sử tiền tệ. Nó trích dẫn vài quyển sách mà bạn chưa từng đọc vì chúng không hề tồn tại. Một giáo sư không kỹ lưỡng có thể bỏ qua, nhưng một người thật sự đọc kỹ sẽ nhận ra sự ngụy tạo. Và đó chính là điều nguy hiểm nhất, sự tự tin trôi chảy của AI che giấu những điều không có thật.
+AI không có động cơ bịa chuyện, nó chỉ không phân biệt được đâu là sự thật đã kiểm chứng và đâu là xác suất ngôn ngữ cao. Nó học từ tập dữ liệu khổng lồ, nơi mà phần lớn đến từ internet, blog, diễn đàn, mạng xã hội, báo chí... với độ nhiễu thông tin rất cao. Khi bạn hỏi, nó không kiểm tra cơ sở dữ liệu, mà chỉ cố gắng “giống như” câu trả lời đúng. Nó là diễn viên ngôn ngữ, không phải nhân chứng của sự kiện.
+Chính vì thế, blockchain vốn từng bị xem là công nghệ rắc rối và mang màu sắc đầu cơ bỗng trở thành một giải pháp nền tảng.
+Nếu AI là con ngựa bất kham của ngôn ngữ, thì blockchain là chiếc dây cương của sự xác tín.
+Blockchain không biết nói chuyện, nhưng nó ghi lại mọi thứ không thể sửa được. Mỗi dòng dữ liệu được mã hóa, đóng dấu thời gian, liên kết chuỗi với các khối trước đó. Muốn thay đổi một thông tin trên blockchain là phải thay đổi toàn bộ lịch sử, điều đó gần như bất khả thi. Và chính tính bất biến, truy xuất được nguồn gốc, và minh bạch ấy khiến blockchain trở thành nền móng để xây dựng một AI không còn bịa đặt.
+Không phải ngẫu nhiên mà các nhà sáng lập web3, như Vitalik Buterin (Ethereum) hay Nicolas Kokkalis (Pi Network), đều nhấn mạnh vai trò của blockchain trong việc tạo ra hệ sinh thái dữ liệu xác thực cho AI. Không phải là AI nói giỏi mà là AI nói có trách nhiệm, vì phía sau nó là hạ tầng không thể sửa đổi của blockchain, nơi các sự kiện, tài sản, danh tính, chứng cứ... đều có thể kiểm chứng.
+Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên “AI hóa” mọi lĩnh vực, báo chí, giáo dục, tài chính, y tế, hành chính công. Nhưng nếu không có lớp nền dữ liệu trung thực, AI sẽ chỉ nhân rộng các lỗi sai, các định kiến, các sự kiện bịa đặt với tốc độ ánh sáng. Chúng ta sẽ không còn biết điều gì là thật, điều gì là sai và đó mới là mối đe dọa lớn nhất với thế giới.
+Chúng ta cần nhiều hơn những AI nói hay, chúng ta cần những AI nói đúng. Và điều đó chỉ có thể đạt được khi dữ liệu đầu vào của nó từ các tài sản số, giao dịch, hồ sơ, phát ngôn, luật lệ đều được lưu trữ và xác nhận trên blockchain.
+Không phải ngẫu nhiên mà trong mô hình web3 nơi các cá nhân sở hữu danh tính số, ví dữ liệu cá nhân, tài sản trí tuệ AI sẽ không thể tự ý trích dẫn hay “bịa” dữ liệu. Mỗi người có quyền xác nhận, từ chối, cấp phép cho việc truy xuất. Danh tính, lịch sử, giao dịch, tư tưởng đều có nguồn gốc rõ ràng.
+Đó là một AI được kiểm soát không bằng đạo đức mơ hồ, mà bằng cơ chế công nghệ bất biến.
👇

Nguyễn Văn Quyên
+Thực tế, blockchain không phải là “trào lưu đầu cơ” như người ta từng nghĩ. Nó là nền móng định danh cho mọi dữ liệu mà AI sẽ học, sử dụng, phát tán. Đó là lý do vì sao Pi Network đang cố gắng gắn AI vào hạ tầng weeb3; đó là lý do các doanh nghiệp toàn cầu đang tìm cách đưa AI vào quy trình có xác thực bằng hợp đồng thông minh (smart contracts).
+Một AI không có dữ liệu blockchain giống như một đứa trẻ nói giỏi nhưng không biết thật giả.
+Muốn AI nói thật, không có cách nào khác ngoài việc buộc nó bằng sợi dây cương của blockchain.
+AI của Open AI, Gemini của Google, Grok của xAI, Copilot của Microsoft, AI của Meta nó đều nói láo như trạng nếu người dùng không kiểm chứng sẽ bị lừa rất nhanh. Và chúng cần có nền tảng bkockchain để truy vấn, giữ lấy kiến thức thật. Và ai là người chủ động đưa AI vào blockchain từ nhiều năm qua để buộc cương cho AI?. Chỉ tiến sĩ Nicolas có tầm viễn kiến thiên tài đó mới làm được điều phi thường ấy trước các công ty Big Tech web2.
Slet kommentar
Er du sikker på, at du vil slette denne kommentar?