Pi App Studio và cuộc cách mạng sản xuất web3
+Pi App Studio không chỉ là công cụ tạo ứng dụng, mà là công xưởng toàn dân của thời đại web3. Nơi hàng trăm triệu người không cần biết code vẫn có thể sáng tạo, staking và phân phối ứng dụng, mở ra cuộc cách mạng sản xuất số phi tập trung toàn cầu.
🛑Từ cỗ máy tập trung đến nền kinh tế phi tập trung
+Thế giới công nghệ trong hai thập niên qua được định hình bởi hai cường quốc dữ liệu Google và Apple. Hai công ty này kiểm soát gần như tuyệt đối cách con người tiếp cận thông tin và tương tác qua thiết bị di động. App Store và Google Play là hai cổng chính đưa thế giới vào thời đại ứng dụng. Nhưng cũng từ đó, nền kinh tế sáng tạo bị định dạng theo mô hình độc quyền.
+Để một ứng dụng có mặt trên chợ của Google hoặc Apple, nhà phát triển phải biết lập trình, phải có ngân sách để duy trì máy chủ, thiết kế UI/UX, phải vượt qua các quy chuẩn nghiêm ngặt, nộp phí, chịu kiểm duyệt, và sẵn sàng chia phần trăm doanh thu. Sự sáng tạo bị ràng buộc vào kỹ năng, tiền bạc, và khả năng tiếp thị. Không phải ai cũng có thể tham gia.
+Từ hàng tỷ người dùng di động, chỉ có vài triệu nhà phát triển ứng dụng thực sự hiện diện trên các chợ ứng dụng. Dù Google từng tuyên bố dân chủ hóa sáng tạo hay Apple tự nhận mình “trao quyền cho sáng tạo”, thì thực chất, chỉ một tầng lớp nhỏ được phép tạo ra sản phẩm, còn số đông là người tiêu dùng bị dẫn dắt.
+Web2 là như vậy, tập trung, đóng kín và thương mại hóa trên nền tảng bất cân đối.
+Nhưng web3, với triết lý phân tán và bình quyền, đang viết lại luật chơi. Và Pi Network đặc biệt là Pi App Studio là một trong những nhân tố tiên phong.
🛑Pi App Studio dân chủ hóa sản xuất ứng dụng
+Pi App Studio không phải là một công cụ lập trình, cũng không chỉ là một nền tảng phát hành ứng dụng. Đó là một công xưởng sản xuất ứng dụng phi tập trung. Nơi đó, bất kỳ ai dù không biết code đều có thể tạo ra sản phẩm cho cộng đồng của mình.
+Điều này khả thi vì 3 nền tảng tích hợp sẵn. Công cụ Gen AI viết ứng dụng không cần code. Mô hình staking cộng đồng thay cho gọi vốn đầu tư. Hệ sinh thái dApp phân tán không cần chờ duyệt bởi ông lớn.
+Người dùng có thể tạo một ứng dụng trò chơi, giải pháp thương mại, ứng dụng xã hội, giáo dục, dịch vụ công… chỉ cần ý tưởng và hiểu nhu cầu của cộng đồng. Những người khác stake Pi vào đó không phải chỉ để nhận lãi, mà để đánh cược niềm tin vào sản phẩm. Nếu ứng dụng hữu ích, nó sẽ được sử dụng rộng rãi. Người sáng tạo và người stake đều hưởng phần thưởng. Nếu không, ứng dụng chìm vào quên lãng, và stake bị khóa một thời gian như một hình thức “trách nhiệm đầu tư”.
+Cơ chế này khiến mỗi dApp là một bản hợp đồng tín nhiệm xã hội. Không cần thuật toán gợi ý. Sự thành công đến từ sức hút thật, từ việc ứng dụng đó có giải quyết được vấn đề thật trong đời sống hay không.
+Điều này tạo ra một điều phi thường,"từ vài triệu kỹ sư phần mềm, thế giới sẽ có hàng chục, hàng trăm triệu người dân cùng tham gia sản xuất ứng dụng. Mỗi con người là một nhà sáng tạo, mỗi nhóm cộng đồng là một xưởng sản xuất, và mỗi ý tưởng đều có cơ hội trở thành sản phẩm thực.
+Nếu web2 tạo ra “kinh tế nền tảng” thì Pi App Studio đang kiến tạo nên “kinh tế công xưởng” nơi mọi người vừa là thợ thủ công, vừa là nhà phát minh, vừa là người tiêu dùng, vừa là cổ đông.
(Xem tiếp dưới bình luận)
Nguồn: Minh Phong


Nguyễn Bá Thành
+Không phải ngẫu nhiên mà Pi chọn đi con đường này. Trong thế giới bị thống trị bởi dữ liệu, thuật toán và trung tâm quyền lực web2, thì việc trao quyền sáng tạo cho từng cá nhân là một lựa chọn mang tính chính trị xã hội công nghệ.
+Nicolas Kokkalis, nhà sáng lập Pi Network, không chỉ là một tiến sĩ blockchain. Ông là một kiến trúc sư của một tầm nhìn xây dựng một xã hội kỹ thuật số mà ở đó, con người là trung tâm của công nghệ, chứ không phải là công cụ bị phân tích bởi công nghệ.
+Chọn hướng phát triển công cụ Gen AI không để cạnh tranh với OpenAI hay Google, mà để giúp hàng trăm triệu người sáng tạo không biết lập trình vẫn có thể tạo ra ứng dụng. Mỗi người dân đều có thể tạo ra sản phẩm phục vụ cộng đồng mình, thị trấn mình, trường học mình, bệnh viện mình.
+Chọn staking thay vì gọi vốn đầu tư, không phải vì Pi thiếu tiền, mà vì Pi muốn “định giá sản phẩm bằng niềm tin cộng đồng”. Một cách dân chủ hóa định giá và loại bỏ lớp trung gian.
+Chọn phi tập trung thay vì tối ưu doanh thu, là bởi vì Pi chọn cách duy trì niềm tin bền vững trong thế giới số, nơi người dùng không còn muốn bị khai thác dữ liệu.
+Công xưởng ứng dụng của Pi App Studio sẽ không ồn ào như các bản ra mắt của Apple. Nó bền vững. Và một khi đạt quy mô, nó sẽ thu hút cả thế giới web2 phải chuyển dịch lên web3. Không vì lý tưởng, mà vì ở đó có người dùng, có sức sáng tạo, có giá trị kinh tế thật.
+Ngày nay, một người có thể tạo ứng dụng dạy học bằng tiếng mẹ đẻ ở vùng nông thôn châu Phi. Một bà mẹ ở Việt Nam có thể tạo ứng dụng chăm sóc người già trong xóm. Một thanh niên ở Brazil có thể thiết kế ứng dụng chia sẻ công việc vặt trong phố. Những điều đó không bao giờ xuất hiện trên App Store. Nhưng chúng là nhu cầu thật, và chúng có thể tồn tại nếu có một hạ tầng như Pi.
+Đây là công nghiệp số kiểu mới nơi mọi người đều có thể làm chủ chuỗi giá trị từ ý tưởng, thiết kế, phân phối, sử dụng và cả định giá. Một hệ sinh thái vừa dân chủ, vừa kỷ luật, vừa sáng tạo, vừa có trách nhiệm.
+Đó là điều chưa từng có ở web2. Và nếu thành công, Pi App Studio sẽ không chỉ là một nền tảng. Nó sẽ là một trường phái phát triển kinh tế số mới, là khởi điểm của một cuộc cách mạng công nghiệp tư bản bản mới nơi công xưởng trở về tay cộng đồng toàn cầu.
+Một lần nữa, chúng ta phải nhắc lại, đây là tầm nhìn thiên tài rất Pi, rất Nicolas.
Nguồn: Minh Phong
コメントを削除
このコメントを削除してもよろしいですか?