Loading Logo

Wird geladen..

401818 Punkte 5 d

KỶ NGUYÊN TÀI CHÍNH MỚI CHO NGƯỜI NẮM GIỮ TÀI SẢN SỐ CỦA VIỆT NAM ( PHẦN 2)

Một khuôn khổ pháp lý mới cho tài sản không biên giới
+Tài sản số không nằm trong một căn phòng, không chịu quản lý bởi một cơ quan địa chính. Nó có thể được cất giữ ở ví điện tử phi tập trung, có thể được chuyển giao xuyên quốc gia, và có thể bị đánh cắp nếu thiếu bảo vệ. Do đó, việc công nhận nó cũng đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý mới, không chỉ công nhận, mà phải quản lý và bảo vệ nó một cách thông minh.

+Luật Công nghiệp Công nghệ số đã xác lập những nguyên tắc quan trọng.

+Tài sản số là một loại tài sản hợp pháp, có thể đăng ký, xác minh, giao dịch và được pháp luật bảo vệ như mọi loại tài sản khác.

+Danh tính số được xác thực (KYC/DID) là nền tảng để xác lập quyền sở hữu tài sản số từ ví, khóa cá nhân đến các token, dữ liệu số, sáng chế kỹ thuật số.

+Cho phép tài sản số làm tài sản đảm bảo trong các giao dịch dân sự và thương mại, bao gồm vay vốn, cầm cố, ký quỹ.

+Xây dựng cơ chế trọng tài, tòa án, và bảo hiểm cho tranh chấp tài sản số, nhằm bảo vệ người dùng trước rủi ro hack, scam, mất khóa ví.

+Thiết lập khuôn khổ hợp tác quốc tế, vì tài sản số bản chất là xuyên biên giới nghĩa là hành lang pháp lý không thể chỉ giới hạn trong nội luật.

+Với bộ luật này, Việt Nam không chỉ đi trước trong khu vực về nhận thức chính sách, mà còn chủ động tạo ra cơ sở để bảo vệ công dân Việt Nam trong nền kinh tế số toàn cầu. Hàng triệu kiều bào có thể chuyển tài sản về nước bằng token. Doanh nghiệp Việt có thể gọi vốn toàn cầu mà không cần lên sàn chứng khoán. Các nhà sáng tạo có thể bán tài sản số mà không qua các trung gian truyền thống. Cả một nền kinh tế mới sẽ được hình thành từ ví cá nhân đến hệ thống lưu ký, từ định danh số đến thị trường thứ cấp.

+Và quan trọng nhất, những người dân bình thường, những người chưa từng sở hữu mảnh đất nào sẽ lần đầu tiên có tài sản được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tài sản không ở đâu khác, mà ở ngay trong điện thoại, trong danh tính số, trong những đóng góp mà họ đã xây dựng trên nền tảng web3 suốt nhiều năm qua.

+Từ một xã hội phụ thuộc vào đất, vào sổ đỏ, vào bất động sản và tài sản hữu hình, Việt Nam đang bước vào thời kỳ nơi “dữ liệu là dầu mỏ, danh tính là công dân, tài sản số là bảo chứng phát triển”. Nhưng để đi được con đường đó, không chỉ cần hạ tầng công nghệ, mà quan trọng hơn, cần luật pháp bảo vệ người dân trong một thế giới mà tài sản không còn nằm trên đất nữa.

+Luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ không chỉ là một đạo luật về công nghệ. Nó là một đạo luật về công bằng, về quyền sở hữu, và về tương lai của hơn 20 triệu người Việt đang chờ được thừa nhận là công dân số một cách đầy đủ, hợp pháp và đáng tin cậy.
Nguồn Minh Phong tổng hợp

image