Rất nhiều giáo viên Yoga khuyên bạn nên ngồi thiền ở tư thế hoa sen. Tuy nhiên, một số giáo viên lại cho rằng ngồi ở tư thế nào cũng được miễn là lưng thẳng và thoải mái.
Tư thế ngồi hoa sen hai chân bắt chéo giúp cố định xương chậu. Xương chậu được cố định giúp các cơ nâng đáy chậu được săn chắc.
Nhiều người bị các bệnh "sa" do cơ đáy chậu yếu như bệnh trĩ, sa tử cung, vv, hoặc các cơ quan nội tạng sai lệch dẫn đến chức năng chuyển hoá kém.
Khi ngồi ở tư thế hoa sen, hai chân bắt chéo giúp tác động vào hai huyệt Tam âm giao và huyệt Huyền chung.
Huyệt Tam âm giao tác động đến tam kinh âm - can, tỳ, thận. Huyệt Huyền chung tác động vào tam kinh dương - bàng quang, đởm, vị.
Huyệt Huyền chung còn gọi là huyệt Tuyệt cốt, có nghĩa là đoạn cuối cùng của xương.
Những người có khả năng đi bộ không mệt mỏi ví dụ như Đức Phật. Trong hơn 40 năm thuyêt pháp Đức Phật đi hành khất không mệt mỏi do Ngài thường xuyên ngồi ở tư thế hoa sen.
Nếu các bạn tinh ý, mới đây, sư Minh Tuệ luôn luôn ngồi ở tư thế hoa sen. Tư thế hoa sen đã giúp sư Minh Tuệ đi hành khất trong suốt 6 năm ra Bắc vào Nam không mệt mỏi.
Tư thế hoa sen giúp cột sống luôn luôn thẳng. Đây là một điều kiện tiên quyết để một hành giả có thể ngồi thiền lâu hơn.
Bạn có thể ngồi bất kỳ tư thế nào nhưng rất khó để có thể ngồi lâu được do phần xương chậu lỏng lẻo làm cột sống trùng xuống, dòng năng lượng bị chặn gây tắc nghẽn, cơ thể sẽ khó chịu hoặc buồn ngủ.
Để ngồi thiền được lâu và thực hiện hạnh đầu đà không ngủ nằm, các tu sĩ buộc phải ngồi hoa sen. Trong các bức ảnh về Đức Phật không có một bức ảnh nào vẽ Đức Phật mà không ngồi hoa sen.
Những ai muốn đi xa hơn trên con đường tu tập, bắt buộc phải tập luyện thuần thục tư thế hoa sen. Đây là một tư thế tuyệt vời giúp hành giả dễ vào thiền định.