Loading Logo

Loading..

Tản mạn về vài cuộc đổi họ cùng biến cố trong sử Việt.

Tản mạn về vài cuộc đổi họ cùng biến cố trong sử Việt.

Tản mạn về vài cuộc đổi họ cùng biến cố trong sử Việt.

 

Việc xác định số lượng họ ở Việt Nam khá khó khăn, số lượng được đưa ra thậm chí chênh lệch đến 200, 300 họ. Nhưng trong đó có chỉ có 14 họ chiếm tỷ lệ lớn theo thứ tự là: Nguyễn, Trần, Lê, Phạm, Hoàng/Huỳnh, Phan, Vũ/Võ, Đặng, Bùi, Đỗ, Hồ, Ngô… Trong sử Việt cũng chứng kiến nhiều cuộc đổi họ cả lớn lẫn nhỏ, dưới đây là một số cuộc đổi họ được ghi nhận.

 

Họ Lý đổi thành họ Nguyễn

 

Vua Lý Huệ Tông không có con trai, năm 1224 Trần Thủ Độ ép Vua phải nhường ngôi cho công chúa còn nhỏ là Lý Chiêu Hoàng. Năm sau Trần Thủ Độ lại ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Lý bị mất từ đó.

 

Trần Thủ Độ đem gả các cung nhân và con gái họ Lý cho các tù trưởng ở vùng xa xôi. Năm 1232, Trần Thủ Độ buộc con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn.

 

Họ Đào sang họ Sử

 

Vào thời vua Trần Duệ Tông có ông Đào Hy Nhan học giỏi thông làu kinh sử, đặc biệt rất giỏi sử. Vua giao cho ông công việc ghi chép lịch sử, đồng thời ban cho họ Sử. Sử Hy Nhan được ghi nhận là nhà văn và nhà sử học nổi tiếng thời nhà Trần.

 

Họ Đào đổi thành họ Phạm, họ Dương

 

Cuối triều đại nhà Trần, nhà Minh ngày càng bức ép Đại Việt nặng nề hơn. Lúc này nhà Trần cần người tài năng để đi sứ nhằm xoay chuyển tình thế, mà chỉ có Trạng nguyên Đào Sư Tích mới đủ tài năng lãnh trọng trách này.

 

Tuy nhiên Đào Sư Tích chán cảnh Hồ Quý Ly 

 

chuyên quyền nên đã cáo quan về quê bốc thuốc và dạy học. Hồ Quý Ly đành thông báo nếu Đào Sư Tích không hồi triều đi sứ thì sẽ bị tru di tam tộc.

 

Trước khi về triều, Đào Sư Tích đã cẩn thận cho con cháu đổi từ họ Đào sang họ Phạm. Sau này lại có người đổi từ họ Phạm sang họ Dương. Vì thế mà ngày nay từ đường họ Đào ở Cổ Lễ (quê của Đào Sư Tích) có bức đại tự ghi là Đào – Phạm – Dương.

 

Họ Trần qua họ Trình

 

Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi, sau 2 tháng nhà Vua ra lệnh đổi tên những họ nào phạm vào tên huý của Cung Từ hoàng thái hậu (tên húy là Phạm Ngọc Trần), bà nội của vua. Vua cho yết thị khắp nước ai mang họ Trần đều phải đổi sang họ Trình.

 

Tuy thế việc đổi họ này không phải ai cũng làm theo. Ví như trong năm đó có một người họ Trần được sinh ra và đặt tên là Trần Sùng Dĩnh. 22 năm sau ông thi đỗ Trạng nguyên cũng vào thời vua Lê Thánh Tông.

 

Cũng nhờ họ Trần không phải ai cũng đồng ý đổi sang họ Trình nên ngày nay họ Trần vẫn là họ lớn thứ 2 ở Việt Nam sau họ Nguyễn.

 

Họ Nguyễn thành họ Bế

 

Năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi Viên thảm khốc, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, em trai của ông là Nguyễn Phi Hùng chạy đến Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh đổi tên họ thành Bế Nguyễn để trốn thoát sự truy đuổi của triều đình.

 

Họ Mạc đổi thành họ Nguyễn và nhiều họ khác

Năm 1522, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê,  lên ngôi Vua và lập ra nhà  Mạc. Nguyễn Kim một lòng phò tá nhà Lê, sau này tìm được con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh liền tôn làm vua hiệu là Trang Tông.

 

Sau này quân Lê – Trịnh dưới sự chỉ huy của Trịnh Tùng chiếm được thành Thăng Long, nhà Mạc phải rút đến Cao Bằng, con cháu họ Mạc chạy khắp nơi và đổi thành họ khác.

 

Hoàng tử Mạc Cảnh Huống vào nam theo chúa Nguyễn, từ đời con của Mạc Cảnh Huống là Mạc Cảnh Vinh đổi họ thành Nguyễn Hữu Vinh.

 

Ngoài ra nhiều người họ Mạc khác khi chạy sang các vùng cũng phải đổi họ để tránh bị lời dị nghị cũng như sự truy bắt của Trịnh Tùng.

 

Con cháu Nguyễn Bỉnh Khiêm đổi thành họ Giang và nhiều họ khác

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm có tất cả 3 người vợ và 12 con, trong đó có 7 con trai, hầu hết các con trai của ông đều phò tá cho nhà Mạc. Khi nhà Mạc thất thủ ở Thăng Long, con cháu ông ly tán khắp nơi và phải đổi họ để tránh sự trả thù của chúa Trịnh.

 

Một chi họ do người con trai cả của ông là  Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên (thuộc đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay) và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang.

 

Họ Hồ sang họ Nguyễn

 

Tổ tiên anh em nhà Tây Sơn vốn là họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (sách Hoàng Lê nhất thống chi cho rằng thuộc dòng dõi Hồ Quý Ly). Khi chúa Nguyễn khai phá ở Đàng Trong, cuộc sống người dân vùng này ngày càng khấm khá, họ Hồ liền vào Đàng Trong lập nghiệp đổi thành họ Nguyễn.

 

Sau này ba anh em Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn và chúa Trịnh, lập ra triều đại Tây Sơn, dòng họ Nguyễn (đổi từ họ Hồ) ngày càng lớn mạnh.

 

Trân Hưng


Comments
Thành Trung Nguyễn 1 y

Khi Pháp thống kê dân số VN, đa số không có họ, cho theo họ vua (Nguyễn) hết, cho sướng.

 
 
GIOAN BA 1 y

Good

 
 
Jaydell Lumbog 2 yrs

Jei

 
 
Xuân Cầu Nguyễn 2 yrs

Cái tên nhưng cũng nhiều gian truân nhỉ :)