משעמם
הפוסט הזה קיבל תגובות רבות ממשתמשים על כך שהוא מונוטוני וחוזר על עצמו יותר מדי. MỘT THẾ HỆ YẾU HÈN! DO Ai ?
Có một hiện tượng đang âm thầm diễn ra, nhìn thì tưởng nhỏ, nhưng thực chất là dấu hiệu của một cuộc rút lui toàn diện khỏi thiên nhiên và khỏi chính khả năng tự chữa lành của con người.
Rất nhiều đứa trẻ ngày nay chưa cần trời nóng đã chui vào phòng điều hòa nhưng nhất định phải tắm nước nóng. Mở mắt ra là đèn sáng, đóng cửa kín mít cả ngày, sống với ánh sáng nhân tạo nhiều hơn ánh sáng mặt trời. Chơi game đến 1-2 giờ sáng, ngủ bù đến trưa, và gần như mất hết cảm nhận về nhịp sống của thiên nhiên.
Không phải vì chúng hư mà vì chúng ta đã dọn sẵn cho chúng một cái tổ quá êm.
Một cái tổ đủ sạch, đủ tiện để không cần vận động, đủ ấm để chẳng bao giờ phải run lên vì gió, đủ sáng để quên mất lúc nào là đêm. Nhưng cái tổ đó càng đầy đủ bao nhiêu càng lấy đi khả năng thích nghi bấy nhiêu.
Ta nghĩ rằng yêu thương là cho con những gì tốt nhất. Nhưng hóa ra, cái tốt nhất đó đôi khi lại là cái không có thật.
Không có cuộc đời nào luôn 25 độ, không có cuộc đời nào chỉ có ánh sáng đều đặn như bóng đèn, không có tương lai nào mà một đứa trẻ có thể an toàn nếu chỉ sống trong vùng thoải mái.
Bởi khi cơ thể không được rèn luyện với nóng, lạnh, đói, khát, vận động, nhịp ngày đêm… thì vùng chịu đựng, cả thể chất lẫn tinh thần, sẽ bị thu hẹp lại.
Và rồi, chỉ một biến cố nhỏ như mất điện, thay đổi thời tiết, đi xa nhà, ăn món lạ, bị ai chê bai… cũng có thể trở thành cú sốc lớn.
Cú sốc không chỉ về sức khỏe, mà còn về cảm xúc. Vì tâm hồn ấy chưa từng va chạm. Vì cơ thể ấy chưa từng phải tự điều tiết. Vì tất cả đều đã có người lớn làm hộ, quyết hộ.
Một đứa trẻ không thể lớn lên khỏe mạnh nếu sáng chưa từng hít khí trời, trưa chưa từng đổ mồ hôi, chiều chưa từng dầm mưa, tối chưa từng ngủ sớm.
Một đứa trẻ không thể mạnh mẽ nếu luôn sống dưới lớp chăn bảo vệ mà không bao giờ được thử rùng mình, vấp ngã, rát cổ, ướt áo, run người hay thở dốc.
Một đứa trẻ không thể phát triển tự nhiên nếu chỉ biết sưởi ấm bằng điều hoà mà không biết ấm lên nhờ nắng sớm hay một cái ôm.
Chúng ta đã vô tình tạo ra một thế hệ đủ thông minh để dùng điện thoại, nhưng thiếu dũng cảm để sống thật. Đủ kiến thức để đọc về vitamin D, nhưng lại sợ nắng. Đủ kỹ năng để mở điều hoà, nhưng không còn khả năng đổ mồ hôi để làm mát.
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ có những đứa trẻ dư tiện nghi mà thiếu sức đề kháng, dư bằng cấp nhưng thiếu khả năng tự điều chỉnh, dư kết nối ảo nhưng thiếu gốc rễ thật.
Và điều tốt nhất ta có thể làm bây giờ, không phải mua thêm một thiết bị lọc khí hay bổ sung thêm một loại men tiêu hóa nào cả.
Mà là: Mở cửa sổ ra, tắt điều hoà đi, dẫn con ra ngoài và cùng nhau hít thở khí trời, dẫm chân trần lên cỏ, tắm nắng mỗi ngày, cho nó chạy nhảy,đùa nghịch với đất cát, nắng gió…
Đó là món quà miễn phí nhưng là liều vắc xin tự nhiên nhất để con lớn lên khoẻ mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn.
Thân nghèo, nghèo một lúc. Tâm nghèo, nghèo một đời
Thật sự chẳng ai lại thích nghèo khó, nhưng suy cho cùng thì nghèo khó về vật chất có thể thông qua lựa chọn đúng cùng nỗ lực chăm chỉ để thay đổi, nhưng “nghèo về tâm hồn” thì rất khó để cải biến.
"Tâm nghèo" ở đây chỉ sự thiếu kém và thất bại ở tầm nhìn cùng cách ứng xử.
Đối với một người "tâm nghèo", có 2 biểu hiện chính:
Luôn có thể nhìn thấy sự "bi quan" trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi vật chất không kém ai. Hay phàn nàn, dễ bỏ cuộc, quen đổ lỗi thất bại của bản thân cho môi trường, đổ lỗi cho người khác, nhưng họ không biết rằng chính tâm lý này đang kéo cuộc sống của họ đi xuống. Sự bi quan như làm nền cho cuộc sống của họ, khi gặp khó khăn, nếu không thở dài, thì là than thở, hoặc kêu nghèo. Ở gần họ thậm chí có thể kéo "hạnh phúc" tận hưởng cuộc sống của bạn xuống"
Luôn đặt lợi ích lên hàng đầu, không có gì là quan trọng hơn lợi ích của bản thân. "Tâm nghèo" là bởi vì tầm nhìn quá nhỏ hẹp mà dục vọng thì quá mạnh mẽ, cam tâm tình nguyện vì lợi ích vật chất, vai vế mà làm n.ô lệ, thậm chí đánh mất mình. Kì thực, trong cuộc sống có gặp chút khó khăn cũng không gì đáng xấu hổ, nhưng nếu ‘nghèo’ đến mức đánh mất lòng tự trọng, tự tôn của mình và xem thường người khác, thì có đáng không?
Đừng buông thả và "cho phép" bản thân thiếu thốn về mặt "tâm hồn". Đơn giản bởi vì "tâm hồn" sẽ quyết định bạn có đang sống một cách "tận hưởng" hay không.
Sau 40 tuổi,
Nhiều người (đặc biệt là đàn ông) bắt đầu thích ngồi uống cà phê một mình vì một số lý do sâu sắc liên quan đến tâm lý, trải nghiệm sống và nhu cầu cá nhân:
1. Tìm sự tĩnh lặng: Sau nhiều năm sống với áp lực công việc, gia đình, xã hội... người ta thường khao khát những khoảng lặng để nghỉ ngơi tâm trí.
2. Thưởng thức sự cô đơn tích cực: Đây không phải là cảm giác cô đơn tiêu cực, mà là một dạng "ở một mình có chất lượng" – giúp họ suy nghĩ, chiêm nghiệm và cảm nhận cuộc sống sâu sắc hơn.
3. Không còn nhu cầu chứng tỏ: Ở tuổi này, nhiều người không còn cần chạy theo các mối quan hệ xã giao hay chứng minh điều gì – họ thoải mái với chính mình.
4. Thói quen sống chậm: Càng lớn tuổi, người ta càng trân trọng những khoảnh khắc bình dị như ly cà phê sáng, tiếng xe ngoài phố, ánh nắng nhẹ – những điều mà trước kia có thể đã bỏ qua.
5. Suy ngẫm về cuộc đời: Cà phê là lúc lý tưởng để nhìn lại những gì đã trải qua – thành công, thất bại, ước mơ, những điều chưa kịp làm...
6. Cảm giác tự do: Ngồi một mình mà không bị làm phiền bởi ai, không phải "diễn vai" nào cả – là sự giải phóng, là “thở”.
Đó là một biểu hiện đẹp của sự trưởng thành nội tâm !